Chào mừng quý khách ghé thăm Website Hóa chất Vina! Chúng tôi chuyên cung cấp XNK Hóa chất, Dung môi, Phân Bón, Phụ gia... các ngành chất lượng uy tín giá hợp lý.

1_primary_logo_on_transparent_165x71.

Email: nghiahoachat@gmail.com
Phục vụ chuyên nghiệp

Hotline/Zalo: 0938.897.806
Tư vấn miễn phí

Cách làm nước rửa chén Thiên nhiên
Chia sẻ

CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN

Phân bón được sản xuất với nhiều loại khác nhau, tuy nhiên không có loại phân nào (hữu cơ hay vô cơ) có thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Phân hữu cơ có một ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo môi trường đất bền vững và phát huy hiệu lực phân vô cơ. Còn việc bón phân vô cơ cân đối cho cây trồng là rất cần thiết để đạt hiệu quả sử dụng một cách tối ưu.

Ngoài dạng phân đơn, có 3 dạng phân bón vô cơ đa dinh dưỡng như sau:

- Phân bón phức hợp: Chứa ít nhất 2 trong số các chất dinh dưỡng sơ cấp N,P,K và được sản xuất bằng phản ứng hóa học. Các hạt phân bón loại này có chứa các chất dinh dưỡng với tỷ lệ xác định. Hiện nay, đa số phân bón đa dinh dưỡng loại này thường được sử dụng tại các nước phát triển.

- Phân trộn: Phân bón dạng này được sản xuất bằng cách phối trộn khô một số nguyên liệu, không tiến hành phản ứng hóa học.

- Phân bón hỗn hợp: Để chỉ các loại phân bón chứa ít nhất 2 trong số các chất dinh dưỡng sơ cấp N,P,K và được sản xuất bằng phản ứng hóa học, hoặc phối trộn, hoặc cả hai cách kết hợp. Các hạt phân bón loại này có chứa các chất dinh dưỡng ở những tỷ lệ khác nhau.

Các sản phẩm phân bón hỗn hợp đáp ứng riêng cho từng loại cây trồng đang có xu hướng phát triển. Đây là dạng phân chuyên dùng, chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Ví dụ phân NPK hỗn hợp với tỷ lệ 13-10-21 + 2 MgO, hoặc phân NPK 20-10-10 cho những loại cây trồng có nhu cầu đạm cao.

Trong việc hướng dẫn bón phân cho một loại cây trồng cụ thể trong một giai đoạn người ta cũng khuyến cáo chế độ bón phân theo một công thức nào đó. Ví dụ đối với cây măng cụt: Bón mỗi gốc từ 3-4 kg mỗi lần và bón 3 lần trong năm, như sau:

- Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong, tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức: N:P:K (20:20:10), mỗi gốc 3 kg kết hợp với 20-30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.

- Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K (8:24:24), mỗi gốc 3 kg.

- Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 1-2 cm) phân vô cơ theo công thức N:P:K (13:13:21)

Để bón đúng theo khuyến cáo trên, phải biết cách phối trộn các loại phân phổ biến trên thị trường.

Phân đơn là loại phân phổ biến nhất và được đánh giá là có chất lượng ổn định hơn so với phân trộn có mặt trên thị trường. Từ phân đơn có thể phối trộn thành phân đa dinh dưỡng thích hợp.

Cách tính thành phần dinh dưỡng trong công thức phân đơn:

- Phân Urea: công thức hóa học NH2CONH2, phân tử lượng 60 (trong đó: N=14; O=16; H=1; C=12). Trong 60 có 28 phần N, do đó hàm lượng N=46%.

- Phân đạm S.A (Sunfat Amonium): công thức hóa học (NH4)2SO4, phân tử lượng 132 (trong đó: N=14; O=16; H=1; S=32). Trong 132 có 28 phần N, do đó hàm lượng N=21% và cũng trong 132 có 32 phần S, do đó S=24%.

- Phân đạm Clorua (Clorua Amôn): công thức hóa học NH4Cl, phân tử lượng 53,5 (trong đó: N=14; Cl=35,5; H=1). Trong 53,5 có 14 phần N, do đó hàm lượng N=26% và cũng trong 53,5 có 35,5 phần Cl, do đó Cl=66% (Cây dừa cần nhiều phân chứa Clo, tuy nhiên đất khô hạn, nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, dễ làm cho cây bị ngộ độc do dư clo)

- Phân amôn nitrat: công thức hóa học NH4NO3 , phân tử lượng 80, hàm lượng N=35%.

Đối với các loại phân đạm khác, thành phần N% cũng được tính tương tự như trên.

Đối với phân lân thì hàm lượng lân được tính theo %P2O5; Phân Kali thì tính theo %K2O. Tuy nhiên hàm lượng của các chất đạm, lân, kali tính như trên chỉ đúng trong hóa chất tinh khiết còn đối với các loại phân thường thì không được đầy đủ nhất là các loại phân lân.

- Phân lân thiên nhiên: chủ yếu là phosphat calci Ca3(PO4)2thường lẫn với đất, chất hữu cơ, oxyt sắt,... Phosphat calci rất khó tan trong nước chỉ tan trong các dung dịch chua. Do đó người ta chế biến thành phân super lân bằng phản ứng hóa học giữa phosphat thiên nhiên với axit sunfuric.

- Phân Super lân: Chủ yếu chứa Ca(H2PO4)2 và hàm lượng P2O5 chỉ khoảng 16% do nguyên liệu từ phân lân thiên nhiên có lẫn tạp chất.

Phân DAP (DiAmoniumPhotphat), công thức (NH4)2HPO4, hàm lượng NPK tưong ứng là 18-46-0.

-Phân KCl: Phân Kali Clorua trông giống như muối ớt do có những mảnh đỏ như ớt lẫn vào do được khai thác từ khoáng mỏ. Hàm lượng sản phẩm đạt khoảng 60% K2O.

- Phân K2SO4: Phân Kali sunfat có màu trắng không chứa Clo, có chứa lưu huỳnh, tỷ lệ K2O khoảng 50%.

Cách phối trộn phân đơn thành phân trộn đa dinh dưỡng:

Để bón phân cây măng cụt theo hướng dẫn như trên, cần pha trộn như sau:

- Bón phân theo công thức: N:P:K (20:20:10) cần pha trộn:

+ Phân urea: 43 kg (trong 100kg Urea có 46kg N; muốn có 20kg N thì: 20x100/46=43)

+ Phân Super lân: 125kg (tính tương tự: (20x100)/16=125)

+ Phân Kali sunfat: 20kg (tính: (10x100)/ 50=20).

Tổng khối lượng phân trộn: 188kg, đem bón đều cho mỗi gốc 3 kg theo hướng dẫn. Hoặc trộn theo tỷ lệ: Phân Urea: 4,3kg; Phân super lân: 12,5kg; Phân Kalisunfat: 2kg. Tổng khối lượng phân trộn: 18,8kg (bón được 6 cây)

- Bón phân theo công thức: N:P:K (8:24:24) cần pha trộn như sau:

+ Phân urea 46%N: 17kg.

+ Phân Super lân (16% P2O5): 150kg.

+ Phân Kali Sunfat (50% K2O): 48kg.

- Bón phân theo công thức: N:P:K (13:13:21) cần pha trộn như sau:

+ Phân urea 46%N: 28kg.

+ Phân Super lân (16% P2O5): 81kg.

+ Phân Kali Sunfat (50% K2O): 42kg.

Có thể thay thế phân Urea bằng các loại phân đạm khác như SA... hoặc thay thế Super lân bằng DAP (có cả đạm và lân) hoặc thay thế bằng phân Kali Clorua (60% K2O)...

 

Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

"Hóa chất Vina

Tel/zalo: 0938.897.806

Email: nghiahoachat@gmail.com"

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Bài Viết Mới Nhất
  • CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG HÓA CHẤT

     Chính sách bán hàng của hóa Chất Vina để giúp mọi người thuận tiện hơn trong việc kinh doanh
  • Cách xử lý khi keo 502 dính lên quần áo và cơ thể

    Keo 502 là loại keo không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, Do đặc tính mau khô, kết dính nhanh và lâu dài nên keo 502 rất được ưa chuộng. Tuy nhiên nếu để keo 502 bị dính vào cơ thể thì phải biết  cách xử lý kịp thời để tránh gây hậu quả không đáng có.
  • Các loại nước thải và phương pháp xử lý

    Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
  • Công dụng Mật rỉ đường trong thức ăn chăn nuôi và xử lý nước

    Mật Rỉ Đường ( Rỉ mật) là một phụ phẩm - sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường. Khoảng 75% tổng rỉ mật của thế giới được sản xuất từ mía (Saccharum officinarum) chủ yêu ở vùng nhiệt đới (Châu Á và Nam Mỹ) và đa phần còn lại có từ củ cải đường (Beta vulgaris) chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc Mỹ và châu Âu. Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất: 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.Xem thêm :Địa chỉ bán Mật rỉ Đường